Chùm ảnh đẹp miền Trung

Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Danh lam thắng cảnh miền Trung
Bãi biển Sầm Sơn: Thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bãi biển Sầm Sơn do người Pháp khai thác từ năm 1906 và đã nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương.
Bãi biển Cửa Lò: Thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp ở Việt Nam, nằm giữa quần thể du lịch - văn hóa của xứ Nghệ.
Ngã ba Đồng Lộc: Nằm ở giao điểm của tỉnh lộ số 5 và quốc lộ 15, thuộc địa phận huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm chiến tranh, ngã ba Ðồng Lộc là cửa ngõ giao thông từ miền Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh.
Thiên Cầm: Nằm ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho xây dựng Thiên Cầm thành một khu nghỉ mát.
Phong Nha - Kẻ Bàng (di sản thiên nhiên thế giới): Thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là một phần của khu vực núi đá vôi cổ nhất ở Châu Á được tạo lập từ hơn 400 triệu năm trước. Năm 2003, Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Di sản thế giới thứ 5 của Việt Nam.
Địa đạo Vịnh Mốc: Thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Địa đạo Vịnh Mốc được đào trong vòng 2 năm. Hệ thống đường hầm có tổng chiều dài gần 2km, chia thành 3 tầng. Địa đạo được thiết kế như một làng dưới mặt đất với 94 căn hộ gia đình, có giếng nước ngọt, hội trường, nhà hộ sinh, phòng phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm.
Kinh thành Huế: Nằm ở bờ bắc sông Hương và thuộc địa phận Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Bảo tàng điêu khắc Chămpa: Xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam. Bảo tàng điêu khắc Chàm xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Chămpa.
Ngũ Hành Sơn: Thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây.
Di sản văn hóa Mỹ Sơn: Thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Những đền thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva, là Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa.
Phố cổ Hội An: Là mẫu tiêu biểu về một cảng thị truyền thống Đông Nam Á trong giai đoạn thế kỷ Vịnh Văn Phong: Thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 80km về phía bắc. Vịnh Văn Phong được Hiệp hội Biển thế giới công nhận là một trong bốn vịnh có vị trí du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay.
Bãi biển Đại Lãnh Bãi: Thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang khoảng 80km. Là một trong những bãi biển có vẻ đẹp thiên nhiên bậc nhất.
Khu bảo tồn biển Hòn Mun: Nằm ở phía nam vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tháp Bà Pô Nagar: Nằm bên cửa sông Cái và quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía bắc thành phố Nha Trang.
Mũi Né: Là tên một làng chài , cách trung tâm thành phố Phan Thiết 20 Km. Mũi Né có nhiều bãi biển nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành.
Hồ Xuân Hương: Nằm tại trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, là nữ sĩ thơ Nôm Hồ Xuân Hương nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19.
Thung lũng Tình yêu: Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc.
Ga Đà Lạt: Tuyến đường sắt nối Đà Lạt với Tháp Chàm (Tourcham), khánh thành năm 1938 và được đánh giá là nhà ga đẹp nhất Đông Dương lúc bấy giờ.
Thiền viện Trúc Lâm: Tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng Hoàng, thuộc phường 3 thành phố Ðà Lạt. Chùa do hòa thượng Thích Thanh Từ tạo dựng từ đầu thập niên 90.
Biển hồ Tơ Nưng: Nằm ở xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Biển hồ Tơ Nưng nguyên là một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng trăm triệu năm.
Nhà mồ Tây Nguyên: Tồn tại ở hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Nhà mồ Tây Nguyên được xây cất theo phong tục tang lễ, có trang trí nhiều tượng gỗ.


Chợ Đà Lạt






Hồ Xuân Hương Đà Lạt


Thung lũng tình yêu


Thác Pernn







Đà Nẵng


Cầu sông Hàn Đà Nẵng


Đèo Hải Vân


Đèo Hải Vân


Phố cổ Hội An




Chiếc nón bài thơ Huế


Kinh Thành Huế


Lăng Khải Định


Lăng Khải Định


Lăng Khải Định






Mỹ Sơn

 
Vinpearl Land Nha Trang


Vịnh Nha Trang Vinpearl



Lãng mạn bên bờ biển Nha Trang










Người dân tộc Tây Nguyên
 
NDH (tổng hợp)

Comments

Post a Comment

Popular Posts