Chùm ảnh Hải Phòng xưa

Hải Phòng, còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là một Thành phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải Phòng) và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam nằm trong Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3[1] của Việt Nam sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Hải Phòng có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam, xác định đến năm 2015 sẽ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, đi trước cả nước 5 năm và dự kiến vào trước năm 2020, muộn nhất là 2025 sẽ là thành phố thứ 3 xếp loại đô thị đặc biệt và tầm nhìn từ năm 2025 đến năm 2050 sẽ trở thành thành phố quốc tế.

Một số hình ảnh về TP. Hải Phòng của những năm đầu thế kỉ, khi Pháp còn đặt chân trên mặt đất anh hùng này...


Ga Hải Phòng, nơi những chuyến tàu từ bến cảng thân yêu được về và chuyển đi Hà Nội - Đà Nẵng - Sài gòn, được xây dựng từ thời Pháp nhưng đến bây giờ vẫn còn y nguyên như xưa.1 nét văn hoá còn lại của Hải Phòng xưa.

Ngân hàng được xây dựng từ thời Pháp, là 1 trong những nơi giao dịch lớn của HP, của Đông Dương, giờ đây vẫn giữ được những nét cổ kính của nó, Ngân Hàng nằm dưới chân cầu Lạc Long, kề bên Bến Bính.


Quang cảnh sông Lấp


Đây là bờ sông Tam Bạc .... , nơi thuyền bè xuôi ngược











Đây là phố cổ Hải Phòng, nơi gắn với cuộc sống của bao gia đình, con người đất Cảng...


Nhà Máy Xi Măng. Trong suốt 110 năm qua.hình ảnh nhà máy gắn liền với hình ảnh thành phố,bao lớp công nhân bắt nguồn từ đây đã sống - chiến đấu - làm việc hết mình để mang lại hoà bình cho thành phố,mang lại tương lai cho đất nước...


Đây là Cửa lạch huyện Cát Hải - nơi có truyền thống nổi tiếng về nước mắm Cát Hải





 Cầu Hạ Lý




Quảng Trường Nhà Hát thành phố



Góc phố Hoàng Văn Thụ

Phố Hoàng Văn Thụ xưa...

Cung văn hóa Thanh Niên hồ Quần ngựa


Sân vận động Lạch Tray


Nhà Văn hóa Thông tin (Triển lãm thành phố)




Dọc Lạch Tray, muốn qua Đồ Sơn ta sẽ đi qua Cầu Rào...



Ba Tơ - nay là Lý Thường Kiệt


Mọi người còn gọi là phố người Hoa - Giờ đây những nét văn hoá cổ vẫn còn tồn tại nơi đây


Ngã tư Cột đèn xưa, yên bình quá, khác nhiều so với bây giờ


Ngã tư An Dương - Chợ An Dương.
 .

vườn hoa Trung tâm - vườn hoa Nguyễn Đức Cảnh


Phố Trần Hưng Đạo


Phố Quang Trung


Phố Hồng Bàng


Phố sông Tam Bạc


Phố Điện Biên Phủ


Phố Phan Bội Châu

Quang cảnh buổi chào cờ ở Trường Ngô Quyền.


Trường Nữ học Minh Khai (nay là trường tiểu học Minh Khai)

 Hình ảnh bắt cá bằng nơm.

NDH (tổng hợp)

Comments

Popular Posts